Tất tần tật những thứ bạn cần biết về côn xe máy

Admin
Ngày đăng:
21-02-2020

Xe máy là một phương tiện vô cùng phổ biến ở nước ta. Đối với dòng xe số, chúng ta chắc hẳn đã nghe nhiều về côn xe máy. Nhưng chưa chắc bạn đã thực sự biết về côn xe máy từ cấu tạo, cách vận hành hay cả những biểu hiện hỏng hóc và cách khắc phục. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu tất cả về côn xe máy để giúp bạn có thêm kiến thức xử lý nhanh khi chiếc xe của mình bị hỏng.

1. Côn xe máy là gì?

Côn xe máy hay còn được gọi là bộ lý hợp xe máy là bôh phận nằm giữa động cơ và hộp số động cơ. Có nhiệm vụ tách một cách dứt khoát động cơ ra khỏi hệ thông truyền lựa lúc khởi động hoặc khi cần sang số.

2. Cấu tạo của côn xe máy

  • Phần kết nối với trục khuỷu và trục truyền động của động cơ. Phần này gồm có nhông hú và các lá bố. 
  • Phần hai gồm phần đế nồi và các lá thép được kết nối với trục truyền động của hộp số.
  • Phần thứ ba là phần có nhiệm vụ gắn kết đế nồi cũng như là các lá bố lá thép lại với nhau. Phần này gồm có mâm ép và các lò xo nồi.

3. Nguyên lý vận hành côn xe máy

Côn xe máy hoạt động theo nguyên tắc lực ly tâm. Có nghĩa là khi tốc độ của động cơ càng lớn thì lực ép lên tấm sắt lớn, ma sát trượt tổn hao ít giúp xe vận hành khỏe hơn.

Quá trình ngắt nhanh và dứt khoát truyền động từ động cơ đến hộp số. Khi chúng ta bóp côn, phần mâm ép được đẩy ra ngoài, các lá thép và lá bố được tách ra. Khi đó truyền động từ động cơ đến hộp số sẽ được cắt tạm thời. Chúng ta có thể vào số.

Đối với chức năng nối truyền động từ động cơ xuống hộp số. Khi chúng ta nhả tay côn trong lúc động cơ hoạt động, lúc đó, lực từ trục khuỷu sẽ truyền đến nhông hú qu một nhông thứ cấp và làm cho nhông hú quay. Khi nhông hú quay sẽ làm cho lá bố và lá sắt quay do chúng được kết nối với những cái ngàm của đế nồi. Lực nén của lò xo làm ép chặt lá bố với lá sắt tạo thành một khối. Lúc đó đế nồi quay, truyền lực từ động cơ sang trục truyền động của hộp số. Khi đó, bánh xe quay qua một trục thứ cấp.

4. Dấu hiệu côn xe máy bị hỏng

  • Xe chạy yếu, ì, không bốc, gia tốc kém đặc biệt là khi phải trở nặng
  • Hao xăng hơn bình thường, nhiều xe có mức tiêu hao nhiên liệu tăng 30 – 40%
  • Vào số khó, số nặng và hay bị kẹt do búa côn không ngắt dứt khoát khi giảm ga
  • Khi tăng hoặc giảm số xuất hiện sự cố giật mạnh và cần có vòng tua lớn khi chuyển bánh
  • Xuất hiện tiếng hú do cặp bánh răng ăn khớp giữa bộ côn trước và bộ côn sau rơi bị gãy, va đập

5. Cách chăm sóc côn xe máy

  • Nên thay dầu định kỳ cho xe, loại dầu phải tốt và phù hợp với xe
  • Không sử dụng dầu nhớt của xe ga dành cho xe côn
  • Vị trí số truyền của xe máy phải phù hợp với tốc độ và tải
  • Tuyệt đối không tăng tốc đột ngột khi tay côn chưa nhả hết
  • Khi chúng ta gặp tình huống tắc đường thì không nên mớm côn cũng như tránh nhả côn đột ngột

Nếu như xe máy của bạn xuất hiện những dấu hiệu trên, hãy liên hệ ngay với Bảo Minh Motor để những nhân viên chuyên nghiệp tiến hành kiểm tra, sửa chữa và khắc phục nhanh chóng. 

Bình luận

Loading
Zalo
google-site-verification=S8R4zy8H3t1bvfb0i19UTNviUv0lva4AcQKGBLk3Bpg