Với những người mới bắt đầu, khái niệm ABS rất đơn giản: khi bạn sử dụng phanh, cảm biến ở cả bánh trước và sau sẽ tác động khi có hiện tượng khóa bánh xe. Các tín hiệu nhanh chóng được gửi tới ECU, yêu cầu giải phóng đủ áp lực lên các má phanh để cho phép bánh xe tiếp tục hoạt động. Chu kỳ này diễn ra nhiều lần trong 1 giây, tránh cho xe bị khóa và nhanh chóng giúp chiếc xe giảm tốc để dừng lại.
Công nghệ ABS xuất hiện từ những năm 1980, sau gần 30 phát triển, nó đã đạt được những bước tiến lớn về cả chức năng và kích hoạt. Thậm chí nó đã thành tiêu chí bắt buộc dành cho những chiếc máy phân khối lớn nói riêng và xe đường phố nói chung. Dưới đây là 5 lý do bạn cần hệ thống phanh ABS trên chiếc xe của mình:
GIẢM KHOẢNG CÁCH DỪNG, ĐẶC BIỆT LÀ ĐƯỜNG ẨM ƯỚT
Một trong những lợi thế lớn của ABS là giảm khoảng cách dừng bạn có thể đạt được vì bạn sẽ không còn cần phải điều chỉnh áp lực phanh. Các tay đua nhà nghề cho biết : họ có thể khống chế được chiếc xe của mình mà không cần đến ABS. Họ nói đúng, nhưng các bạn thì không, vì họ là những tay đua chuyên nghiệp.
Trong trường hợp khẩn cấp, bạn đừng hoảng loạn, hãy bình tĩnh bóp phanh và có thể yên tâm nếu ABS trên xe của bạn vẫn đang hoạt động một cách bình thường. Đặc biệt trong điều kiện thời tiết ẩm ướt hoặc trơn trượt, khả năng giảm chấn thương nếu xe có ABS sẽ cao hơn không có.
TỰ TIN BÓP PHANH KHI VÀO CUA
Phải phanh khi vào cua, đặc biệt là khi có chướng ngại vật trên đường, thật sự là một thử thách đối với các biker. Bạn sẽ có nguy cơ bị văng và ngã xe, với các công nghệ như Cornering-ABS (Hệ thống chống bó cứng phanh góc cua). Giải thích một cách dễ hiểu, hệ thống này vẫn áp dụng nguyên lý ép-nhả liên tục các má phanh để chống khóa bánh, nhưng lực phanh sẽ được điều chỉnh biến thiên một cách hoàn toàn tự động tùy vào những điều kiện khác nhau của góc cua (độ nghiêng thân xe, độ bám của mặt đường, cua lơi hay gắt,...). Mục tiêu chính của ABS đó là chống bánh trước của xe khóa lại trong trường hợp người điều khiển phanh trong cua, từ đó hạn chế các tai nạn do trượt ngã (lowside crash - hay thường được người Việt gọi là "xòe xe").
Chính vì vậy, Cornering ABS thường được so sánh với hệ thống điều khiển lực kéo (Traction Control) do cả 2 công nghệ này đều được phát triển nhằm hạn chế sự trượt bánh. Trong đó, Traction Control chống việc quá nhiều sức mạnh dồn xuống bánh sau gây mất độ bám. Việc mất độ bám đường ở lốp sau có thể dẫn tới 2 hậu quả: lowside, hoặc bánh sau đột ngột lấy lại độ bám và hất người lái ra khỏi xe (highside). Do các tai nạn trên mô tô thường là lowside hoặc highside, chính vì vậy sự kết hợp giữa Cornering ABS và Traction Control sẽ đem tới sự an toàn tối đa có thể cho những chiếc mô tô.
KIỂM SOÁT CHIẾC XE CỦA BẠN NHIỀU HƠN
Khi bánh xe bị khóa, bạn không có cách nào để kiểm soát được chiếc xe. Đây là một trong những ưu điểm của hệ thống phanh ABS, nó không chỉ cung cấp khoảng cách dừng ổn định hơn mà còn giúp bạn có quyền truy cập để lấy lại quyền điều khiển chiếc xe.
Không thể phủ nhận, chiếc xe của bạn sẽ “ tăng cân “ 1 chút vì những bộ phận cần thiết để chạy hệ thống ABS, tuy nhiên chỉ số này không đáng kể. ABS cũng làm tăng giá thành của chiếc xe, so với các phiên bản không có ABS từ 300-1.000 USD. Tuy nhiên, bỏ thêm tiền để mang lại sự an toàn là điều hoàn toàn nên làm.
CƠ HỘI SỐNG CAO HƠN
Theo Viện bảo hiểm an toàn đường cao tốc, tỷ lệ tai nạn chết người thấp hơn 31% đối với xe được trang bị phanh chống bó cứng so với xe không được trang bị hệ thống này. Một báo cáo khác cũng cho biết, xe motor từ 250cc trở lên không có ABS tỉ lệ tai nạn cũng chiếm hơn 37%
Trong một cuộc hành trình dài, sẽ có nhiều tình huống xảy ra, hiếc xe được trang bị ABS sẽ mang lại cho bạn cảm giác an toàn hơn.